Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ – 8 “bàn đạp khởi nghiệp”không bao giờ thất bại

Phát triển mở quán cafe là con đường đầu tư hấp dẫn của giới trẻ hiện nay, tuy nhiên, không ít các bạn đã phải từ bỏ “cuộc chơi” quá sớm giữa thương trường cạnh tranh khốc liệt. Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? Mở quán café cần bao nhiêu vốn?…những câu hỏi như thế này luôn là đề tài “hóc búa” cho những người mới bắt đầu học cách mở quán café. Vậy, thông qua bài viết sau đây, B&B sẽ giúp các bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về kinh nghiệm mở quán cafe, cùng theo dõi nhé.

Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì?

1. Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cafe

Ông bà đã có câu: “Biết người biết ta – trăm trận trăm thắng” quả không sai, vậy mà không ít người khi mở quán cafe nhỏ hay lớn đều bỏ qua bước nghiên cứu thị trường. Đây chính là lý do dẫn đến kế hoạch mở quán cafe thua lỗ, khách hàng không biết đến, do đó, việc nghiên cứu thị trường thật sự rất quan trọng cho dù bạn kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.

Bằng mọi cách phải nghiên cứu được thị trường cafe như thế nào, phải đáp ứng được độ tuổi, giới tính, nơi ở, công việc, mức thu nhập hằng tháng, chi phí bỏ ra mua sắm hằng tháng, địa điểm hay tới,…

Ví dụ: Khi nghiên cứu được thị trường, xác định được nhóm đối tượng khách hàng đó cần gì, khung giờ quán cafe bạn mở có phù hợp khách hàng hay không, nắm rõ thị trường cần gì bạn mới có thể “ra trận” thành công được.

2.Ý tưởng mở quán cafe đẹp

Bước đầu nghiên cứu thị trường, bước tiếp theo là lên ý tưởng kinh doanh, cụ thể: Bạn sẽ bán những loại đồ uống gì, những món uống khác biệt với các quán khác, quán café dành cho những đối tượng nào,…

Còn một phương án, nếu bạn yêu thích đam mê một thương hiệu cafe nào đó, bạn cũng có thể tìm hiểu phương án mở quán café nhượng quyền, nhưng hình thức kinh doanh này bạn cần chú ý về thủ tục và ngân sách.

 

Xem thêm 10+ ý tưởng sáng tạo tuyệt vời mà quán cafe nào cũng nên học hỏi

3. Mô hình mở quán cafe hợp lý

Mô hình quán café là khâu lựa chọn vô cùng quan trọng, để bạn quyết định được phong cách đặc biệt của quán: Café vỉa hè chém gió, café truyền thống, café hiện đại, café nhạc sống, café sách, cafe cá koi, café thú cưng,… Khi xác định được mô hình, bạn sẽ dễ dàng theo đuổi kế hoạch kinh doanh của mình.

Kinh doanh cafe nhượng quyền hay tự kinh doanh khi mở quán cafe 

+ Hình thức kinh doanh nhượng quyền, bạn phải bỏ ra một số vốn mở quán cafe kinh doanh dưới tên thương hiệu đã xây dựng. Mọi thứ đều có sẵn từ mô hình, đối tượng khách hàng, sản phẩm,…

+ Hình thức tự kinh doanh, bạn sẽ được làm chủ, toàn quyền quyết định tất cả vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh quán. Do đó, để kinh doanh tự chủ đạt hiệu quả bạn cần hiểu biết nhất định về công việc quản lý tài chính, làm thương hiệu, Marketing. Lập bảng dự trù chi phí – tài chính để chi trả cho những phát sinh như: giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng, tuyển dụng nhân viên, v.v…

4. Chi phí tìm mặt bằng mở quán cafe

Tùy vào chủ cho thuê mặt bằng, bạn có thể lựa chọn hình thức thanh toán chi phí thuê mặt bằng trong thời gian dài hoặc hằng tháng. Với hình thức trả trong thời gian dài, bạn sẽ đỡ gặp phải lo lắng bị lấy lại mặt bằng. Tuy nhiên, cả 2 hình thức đều có sự may rủi, do đó, cần cân nhắc thật kỹ trong vấn đề thuê mặt bằng, quan trọng nhất là hợp đồng thuê cần rõ ràng đầy đủ, cần lên phường để xác nhận thông tin trước khi ký hợp đồng thuê. Bạn cũng cần khảo sát xem địa điểm mình dự định thuê trước đây làm gì? Lý do họ lại không làm nữa? Nguyên nhân do đâu? Để từ đó bạn có những đánh giá chính xác hơn liệu địa điểm này có hợp với quán cafe của mình hay không.

Ngoài ra, cần xem xét vị trí có đẹp không, chỗ để xe có rộng rãi không, khách hàng không thiếu lựa chọn về quán cafe nên việc bạn mở quán ngay ở khu vực tắc, chật hẹp sẽ khiến họ “mệt mỏi” mỗi lần ghé quán và tất nhiên bạn mất khách.

5. Chi phí xây dựng, thiết kế và trang trí nội thất khi mở quán cafe

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn hướng tới sẽ định giá được chi phí, nên xem xét và cân nhắc lựa chọn mặt bằng tốt, thuận lợi, ít hư hỏng để giảm thiểu chi phí sửa chữa, xây dựng.

6. Đầu tư cho nguyên vật liệu mở quán cafe

Nên tìm hiểu nhà cung cấp nguyên liệu tin cậy, dù quán của bạn quy mô nhỏ hay lớn đều phải chú trọng đến chất lượng đồ uống, đây là yếu tố quyết định giữ chân khách hàng.

7. Xây dựng menu quán cafe đa dạng

Nếu bạn xác định được kinh doanh tự chủ, bạn nên đăng ký một khóa học pha chế đồ uống để mở quán cafe, từ đó kết hợp với yếu tố thị trường bạn sẽ tập hợp và lựa chọn được những món đặc sắc trong menu, giống như màu sắc nhận diện quán bạn, chỉ cần nhắc đến quán của bạn là biết món gì ngon nhất, tránh để quá nhiều khách hàng sẽ bị “rối”.

Menu của quán cafe tất nhiên sẽ phải thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường chứ không thể giữ nguyên từ khi mở quán cafe, luôn cập nhật để thay đổi đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.

8. Chi phí quảng cáo

Chi phí quảng cáo tất nhiên là phải có, nếu bạn muốn nhiều người biết đến, chi phí này không hề cố định, tùy theo giai đoạn và quy mô cũng như mục tiêu của quán. Giai đoạn đầu sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho hoạt động marketing để đưa hình ảnh quán của bạn đến với khách hàng. Sau khi đã có khách hàng thân thiết, nhiều người biết đến thì chi phí này sẽ giảm ít nhiều.

B&B vừa chia sẻ cho bạn đọc một số kinh nghiệm xương máu khi mở quán cafe, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn có niềm đam mê kinh doanh café, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với B&B để được tư vấn, hỗ trợ một cách tốt nhất nhé.

 

THAM KHẢO KINH NGHIỆM DINH DOANH CAFE NHƯỢNG QUYỀN CỦA B&B